Học Linux kernel xong sẽ làm gì?

Đây là một câu hỏi cần phải trả lời đầu tiên, trước khi quyết định nghiên cứu về lĩnh vực này. Nếu như không thể trả lời câu hỏi này, không biết được mục tiêu của bản thân thì bạn ngay lập tức sẽ nản khi gặp khó khăn và rất khó để thành công trên con đường mình đã chọn.

Bỏ qua về phần thu nhập, trong bài đọc lần này chúng ta chỉ bàn về công việc sau khi học Linux (kernel) embedded thôi nhé.

Về cơ bản thì công việc của chúng ta sẽ là phát triển các hệ thống embedded có sử dụng Linux. Vậy những hệ thống đó chúng là gì? Danh sách sau sẽ sắp xếp độ phổ biến từ trên xuống dưới

  • (1) Các thiết bị smat phone sử dụng hệ điều hành Android:
    Cái này rất phổ biến. Nhưng tại sao lại là Android? Đơn giản vì Android sử dụng nhân là Linux kernel. Mỗi khi ra một chiếc điện thoại mới, nhà sản xuất phải porting Android lên board đó. Các bước porting Android sẽ bao gồm viết Linux driver cho board, viết HAL, library cho Android. Cái này sẽ cần cả kiến thức về Android lẫn Linux. Ở Việt Nam chúng ta đang có 2 công ty làm smart phone đó là BKAV và Vinsmart. Ngoài ra có 1 số công ty nước ngoài out source phần này cho Việt Nam nhưng tuy nhiên là không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng kỹ sư nước ta không đáp ứng được.
  • (2) Hệ thống thông tin trong ô tô, bao gồm wifi, màn hình hiển thị phía trước vô lăng, hệ thống giải trí. Ở Việt Nam thì cái này hiếm, vì đơn giản ô tô đắt và loại chúng ta hay sử dụng đa số là stupid car. Nhưng smart car thì ở nước ngoài khá phổ biến và nó cũng phổ cập như là điện thoại Android vậy. Mảng này có FGA out source cho nước ngoài nhiều ~ 1k lập trình viên. Ngoài ra có 1 số công ty nữa, hình như là BOSH, LG,… Đợt này mới có thêm Vinfast.
  • (3) Hệ thống gia dụng trong nhà, bao gồm set-top box, smart tivi,… Bọn này sẽ sử dụng 1 trong 2 loại Linux hoặc Android OS. Nhưng loại nào thì cũng đều là nhân Linux kernel. Nước ngoài, đa số là Hàn Quốc sẽ out sourcing phần này cho Việt Nam. Nhưng hiện tại mảng này ở Việt Nam có số lượng ít hơn 2 ông trên, do Android embedded ở Việt Nam đang không được nhiều người biết.
  • (4) Các thiết bị liên quan đến internet như wifi, switches,… Mảng này ở Việt Nam khá nhiều, do các thiết bị wifi ở Việt Nam chúng ta đều tự cung tự cấp. Tất cả các thiết bị wifi mà nhà mạng lắp cho các bạn đều do kỹ sư Việt Nam chúng ta lập trình. Các thiết bị này đều dùng Linux.
  • (5) Các thiết bị IoT. Các thiết bị IoT sẽ sử dụng 1 trong 2 Linux hoặc Android. Về cơ bản thì các công ty IoT họ sẽ mua board được hỗ trợ sẵn Linux hoặc Android trên đó. Tức là sẽ có driver cơ bản. Sau đó họ sẽ phát triển các hệ thống phần mềm. Tuy nhiên, công việc của họ sẽ phát sinh tích hợp thêm các thiết bị phần cứng mới, từ đó sẽ nảy sinh nhu cầu viết driver hoặc chỉnh sửa lại lỗi liên quan đến driver. Số lượng lập trình viên Linux kernel cho các công ty này ít. Mỗi 1 công ty chỉ cần 1 – 2 người về Linux embedded là đủ.

Đến đây các bạn cũng nắm được sơ bộ về ứng dụng sau khi học Linux kernel là gì.

Về Linux kernel, có nhiều ứng dụng mở ra, đặc biệt là trong lĩnh vực Linux + Android embedded. Nhu cầu cho các chuyên gia về Linux kernel và nhúng có thể rất cao, đặc biệt khi kết hợp với Android trong các dự án nhúng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện tại, số lượng người làm được trong lĩnh vực này vẫn ít và ngành này cũng không phải là một lĩnh vực dễ học vì vậy hiện tại vẫn là cung không đủ cầu.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top